Làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam không ngừng tăng cả về số lượng doanh nghiệp và vốn đầu tư. Cụ thể, năm 2018, Nhật Bản dẫn đầu các quốc gia đầu tư vào Việt Nam với 8,59 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư trong số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2019, hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ở Việt Nam và dòng vốn FDI từ Nhật Bản vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.
Làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản là mong ước của rất nhiều người lao động, bởi mức lương cao và ổn định, chế độ đãi ngộ tốt. Hoặc chỉ cần có trình độ tiếng Nhật từ N3, bạn đã có nhiều cơ hội việc làm và thăng tiến trong công việc. Đó là lí do vì sao cơn sốt du học Nhật Bản vẫn không ngừng giảm nhiệt.
Vậy, cuộc sống của du học sinh Việt Nam ở Nhật Bản như thế nào? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây.
Đầu tiên, tìm nhà ở luôn là vấn đề lo lắng nhất của mỗi du học sinh.
Đa số sinh viên sang du học tại Nhật, khoảng thời gian đầu từ 3 – 6 tháng sẽ sống ở kí túc xá. Sau khi quen môi trường rồi thì có thể ra ngoài sống theo cách thuê nhà ở Nhật.
Kí túc xá trường thường giao động từ 1,5 man đến 3,5 man, cũng có nơi lên đến 4,5 man tùy thuộc vào tỉnh và số người ở 1 phòng. Thông thường, các bạn du học sinh sẽ đóng trước tiền kí túc xá 3 đến 6 tháng trước khi sang Nhật.
Sau khi đã làm quen với cuộc sống tại Nhật và để tiện đi lại giữa trường học và chỗ làm thêm, nhiều bạn quyết định thuê nhà bên ngoài. Các bạn có thể rủ 2-3 người bạn sống chung để chia tiền phòng. Tiền thuê nhà có chi phí từ 3 ~ 4 man/ tháng, thậm chí 7~ 8 man / tháng cho 4-5 người ở được nếu ở thành phố lớn như Osaka, Tokyo. Giá thuê nhà càng cao nếu ở gần ga tàu điện, các khu dịch vụ, mua sắm.
Hình ảnh ký túc xá, nhà trọ tại Nhật Bản
Thứ hai là phương tiện đi lại.
Phương tiện giao thông công cộng ở Nhật Bản khá là thuận tiện như tàu điện, xe buýt.
Đa số người Nhật sử dụng tàu điện làm phương tiện đi lại. Sử dụng tàu điện tại Nhật chính xác từng phút, vì thế bạn có thể dễ dàng tra cứu thời gian chuyến tàu mà bạn muốn đi qua google map. Bạn có thể đi bộ từ nhà đến ga tàu gần nhất và đi đến trường. Ở Nhật đi bộ khá nhiều nên các bạn nhớ chuẩn bị cho mình ít nhất 1 đôi giày thể thao nhé.
Ngoài ra, du học sinh cũng thường sử dụng xe đạp để đi lại nếu cách trường học khoảng 3-4km hoặc ở những vùng quê xa.
Phương tiện giao thông phổ biến tại Nhật Bản
Tiếp theo là một ngày của du học sinh tại Nhật Bản
Du học sinh tại trường tiếng tại Nhật Bản thường học 4h/ ngày, từ thứ 2 đến thứ 6. Ca học sáng bắt đầu từ 9h15 và kết thúc lúc 12h45. Ca học chiều bắt đầu từ 13h đến 17h. Các bạn có thể chuẩn bị Bento (cơm hộp) để ăn trưa tại trường.
Sau thời gian học, du học sinh có thể làm thêm 28h/tuần trong thời gian đi học, và 40h/tuần trong các kỳ nghỉ dài.
Vào cuối tuần sau những giờ học căng thẳng và làm việc vất vả, các bạn có thể rủ nhau đi tham quan để thư giãn. Bởi ở Nhật có rất nhiều những danh lam thắng cảnh như: mùa hoa anh đào nở, mùa lá đỏ, tắm suối nước nóng osen hay những trung tâm mua sắm lớn.
Nhật Bản được coi là quốc gia an toàn và luật pháp nghiêm ngặt.
Ở Nhật Luật pháp rất rõ ràng và nghiêm mình. Ai phạm lỗi dù nhỏ hay lớn thì đều phải tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Ví dụ: Xe đạp đi sai quy định và bị xe hơi đâm vào thì xe đạp hoàn toàn phải chịu trách nhiệm và bồi thường đúng quy định, trường hợp xấu xe đạp có bị sao thì cũng không được nhận bất cứ bồi thường nào. Vì vậy mà rất ít người gặp sai phạm và gần như không có lừa đảo.
Luật thuê nhà ở Nhật cũng rất chi tiết và rõ ràng, nên khi các du học sinh sang đó thuê nhà thì rất yên tâm, không sợ lừa đảo cũng chẳng sợ bị đuổi ra khỏi nhà một cách vô cớ. Bởi tất cả các chủ nhà muốn cho thuê đều phải thông qua công ty luật có giấy phép làm việc và chịu trách nhiệm.
Mọi công dân đều phải bồi thường những hậu quả mà họ gây ra . Lái xe hơi cũng vậy, nếu bạn mà đâm phải một ai đó thì khả năng cao là bạn đi làm cả đời để trả nợ. Vì vậy mà không ai dám uống rượu lái xe.
Ở Nhật Bản, giá cả hàng hóa so với thu nhập cá nhân rẻ hơn rất nhiều. Cùng là một món đồ như điện thoại, máy tính,… thì đều rẻ hơn ở Việt Nam khoảng 10%. Nhưng thu nhập ở Nhật gấp khoảng 12 lần ở Việt Nam. Do đó mà giá trị hàng hóa ở Nhật rất nhỏ không đáng để lấy trộm hay cướp những món hàng hóa đó. Thay vào đó bạn chỉ cần chăm chỉ lao động thì đã có một khoảng thu nhập khá cao để thỏa sức mua sắm.
Cuối cùng là những điều mà bạn thấy thích khi ở Nhật Bản
- Không có nhiều tiếng còi xe: Họ sẽ không tự nhiên vô duyên vô cớ mà ấn còi inh ỏi như ở Việt Nam. Họ chỉ sử dụng còi trong nhưng trường hợp thực sự cần thiết.
- Không khí trong lành tại Nhật: được mệnh danh là thiên đường về không khí sạch. Có rất nhiều các khuôn viên xanh – sạch – đẹp cho bạn nghỉ ngơi, thư giãn.
- Nhật Bản là đất nước duy nhất bạn không lo bị đói, kể cả giữa đêm khuya: Các cửa hàng tiện lợi, một số siêu thị, quán ăn như Matsuya, Yoshinoya,… luôn luôn được mở cửa 24/24. Bạn có thể đi ăn vào lúc 3 giờ sáng!
-
- Bồn cầu thông minh: có vòi phun nước ấm, massage bàn tọa, khử mùi, sấy, sưởi ấm, thậm chí “chất” hơn là có… nhạc. Được trang bị ở nhiều khách sạn, có thể bạn sẽ bối rối khi lần đầu tiên sử dụng.
- Khăn giấy phát trên đường: bạn có thể bắt gặp nhân viên công ty đứng phát khăn giấy miễn phí tại cửa nhà ga hoặc trên đường để quảng cáo cho công ty.
- Các quầy rau tự quản: Ở một số vùng quê Nhật Bản, khách hàng chỉ việc lựa chọn loại rau quả mà mình muốn và để lại tiền theo giá đã được ghi sẵn.
-
Cửa hàng rau củ không người bán tại Nhật Bản
Cuộc sống của du học sinh Nhật Bản có trở nên như mong đợi hay không thì luôn cần vào một thái độ luôn luôn học hỏi, thích nghi với những cái mới và một thái độ nghiêm túc nhất.
Bài viết tiếp theo: Điều kiện để đi du học Nhật Bản là gì?