Từ tháng 5 năm 2019, kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Nhật được chia thành 3 cấp độ thi như sau:
Cấp độ thi | Điểm tối đa | Điểm đạt |
A-C | 1000 điểm | Từ 600 điểm
(N1=700 điểm, N2=600 điểm) |
D-E | 700 điểm | Từ 350 điểm
(N3=500 điểm, N4=350 điểm) |
F-G | 350 điểm | Từ 180 điểm
(N5=250 điểm) |
Các câu hỏi liên quan đến kinh doanh có trong kỳ thi cấp độ A-C và D-E.
Tất cả các thí sinh tham dự kì thi đều được nhận Bảng điểm, đối với trường hợp đạt điều kiện cụ thể, thí sinh sẽ được nhận thêm Giấy chứng nhận.
Đối với bài thi của cấp độ A-C, D-E, F-G, tỷ lệ điểm thi giữa bài thi nghe và thi viết là 50:50.
Kỳ thi cấp độ A-C và kỳ thi cấp độ D-E có phần thi viết.
Kỳ thi cấp độ F-G bao gồm toàn bộ các câu hỏi trắc nghiệm.
KỲ THI CẤP ĐỘ A-C
Đây được coi là kỳ thi năng lực cấp độ đặc biệt với điểm tối đa là 1000 điểm.
Thí sinh được cấp chứng chỉ nếu đạt từ 600 điểm trở lên và không có phần nào trong 8 phần bị liệt.
Nội dung câu hỏi của cấp độ A-C
|
Khi kết thúc phần thi đọc hiểu thì chuyển sang ngay phần thi nghe hiểu và không có nghỉ giải lao.
{Điểm số và đánh giá}
- Điểm tối đa: 1000 điểm (Kiểm tra đọc hiểu: 500 điểm, kiểm tra nghe hiểu: 500 điểm)
Cấp độ A đặc biệt | Trên 930 điểm | Có kỹ năng giao tiếp nâng cao, có thể hiểu và trả lời các chủ đề chuyên môn trong các lĩnh vực và tình huống khác nhau. |
Cấp độ A | Trên 900 điểm (CEFR C2) | Có đủ kỹ năng giao tiếp, hiểu các chủ đề chuyên ngành trong các lĩnh vực và tình huống khác nhau. |
Cấp độ Pre-A | Trên 850 điểm | Cấp đủ kỹ năng giao tiếp, hiểu các chủ đề hội thoại thông thường, trong các lĩnh vực và tình huống giao tiếp. |
Cấp độ B | Trên 800 điểm | Có đủ kỹ năng giao tiếp trong các lĩnh vực, tình huống giao tiếp thông thường. |
Cấp độ Pre-B | Trên 700 điểm (CEFR C1) = tương đương N1 | Có đủ khả năng giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và nơi làm việc |
Cấp độ C | Trên 600 điểm (CEFR B2) = tương đương N2 | Có khả năng giao tiếp cơ bản trong cuộc sống hàng ngày và nơi làm việc |
Không cấp chứng chỉ | Dưới 600 điểm |
*******************************
Khi so sánh với kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT thì N1 = tương đương Cấp độ Pre-B (700 điểm), N2 = tương đương cấp độ C (600 điểm)
KỲ THI CẤP ĐỘ D-E
Năng lực được đánh giá từ cấp độ E~D bằng điểm số, điểm tối đa 700 điểm.
Thí sinh sẽ được cấp chứng chỉ, nếu đạt điểm số từ 350 điểm và không có điểm liệt ở một trong 8 phần thi.
Nội dung câu hỏi
|
Sau khi kết thúc bài kiểm tra đọc hiểu, sẽ bắt đầu ngay bài kiểm tra nghe hiểu. Không có thời gian giải lao.
{Điểm số và đánh giá}
- Điểm tối đa: 700 điểm (Kiểm tra đọc hiểu: 350 điểm, kiểm tra nghe hiểu: 350 điểm)
Cấp độ D | Từ 500 điểm (CEFR B1) = tương đương N3 | Có kỹ năng giao tiếp nhất định, trong tình huống nhất định cuộc sống hàng ngày, nơi làm việc |
Cấp độ E | Từ 350 điểm (CEFR A2) = tương đương N4 | Có thể giao tiếp trong phạm vi tiếng Nhật sơ cấp, trong tình huống nhất định cuộc sống hàng ngày, nơi làm việc. |
Không cấp chứng chỉ | Dưới 350 điểm |
********************************
So sánh với kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT, N3 = tương đương cấp độ D 500 điểm; N4 = tương đương cấp độ F 350 điểm.
KỲ THI CẤP ĐỘ F-G
Khả năng được đánh giá từ cấp độ G đến cấp độ F, với điểm tối đa 350 điểm.
Thí sinh được cấp chứng chỉ nếu đạt trên 180 điểm và không có phần nào trong 8 phần bị điểm liệt.
Nội dung câu hỏi
|
- Sau khi kết thúc bài kiểm tra đọc hiểu, sẽ bắt đầu ngay bài kiểm tra nghe hiểu và không có thời gian giải lao.
{Điểm số và đánh giá}
- Điểm tối đa: 350 điểm (Kiểm tra đọc hiểu: 175 điểm, kiểm tra nghe hiểu:175 điểm)
Cấp độ F | Từ 250 điểm (CEFR A1) = tương đương N5 | Có khả năng giao tiếp trong nửa đầu của trình độ sơ cấp |
Cấp độ G | Từ 180 điểm | Có khả năng giao tiếp trong phạm vi tiếng Nhật của trình độ nhập môn |
Không cấp chứng chỉ | Không đạt 180 điểm |
***********************************
So sánh với kỳ thi năng lực tiếng Nhật N5 = tương được cấp độ F 250 điểm.